Vũ Công Tự
Vũ Công Tự | |
---|---|
Tên chữ | Kế Chi |
Tên hiệu | Tinh Hải ngư nhân, Trúc Thôn |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1855 |
Nơi sinh | làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định |
Mất | |
Ngày mất | 1920 (64–65 tuổi) |
Nơi mất | Nam Định |
Gia quyến | |
Thân phụ | Vũ Công Độ |
Quốc gia | Đại Nam, Liên bang Đông Dương |
Thời kỳ | Nhà Nguyễn |
Vũ Công Tự (1855-1920), tự Kế Chi, hiệu là Tinh Hải ngư nhân và Trúc Thôn; là chiến sĩ trong phong trào Cần Vương và là nhà thơ Việt Nam.
Tiểu sử sơ lược
[sửa | sửa mã nguồn]Vũ Công Tự sinh ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc (nay là thành phố Nam Định) tỉnh Nam Định.
Ông là con trai thứ ba của tiến sĩ Vũ Công Độ, làm quan lớn triều Nguyễn. Vì vậy, tuy thi Hương không đỗ, nhưng Vũ Công Tự vẫn được vào học trường Quốc tử giám ở Huế nhờ có chân ấm sinh[1].
Đến khi anh rể là Trần Bích San làm tuần phủ Hà Nội, ông ra giúp việc cho anh rồi cho cha, khi Vũ Công Độ được cử làm bố chính Bắc Ninh và Hải Dương.
Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885[2], sau cuộc tấn công quân Pháp ở Huế thất bại, vua Hàm Nghi xuất bôn rồi ban dụ Cần Vương, Vũ Công Tự liền cùng với bố chính về hưu là Bùi Công Kỳ, cử nhân Võ Huy Sĩ và một nhóm văn thân trong tỉnh chiêu mộ quân dũng, rồi tuyên bố chống Pháp đến cùng.
Mãi đến năm 1906, Vũ Công Tự mới âm thầm trở về sống ở làng, khi mà các cuộc khởi nghĩa kháng Pháp lần lượt đã bị đối phương tiêu diệt hết.
Năm 1920, Vũ công Tự mất, thọ 65 tuổi.
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Thơ của Vũ Công Tự hiện còn lại 150 bài chữ Hán, được chép trong:
- Lãi Minh thi thảo
- Thính già thi thảo
Thơ ông nồng đượm tình yêu nước thương dân, ý tứ khoáng đạt...[3]
Thơ Vũ Công Tự
[sửa | sửa mã nguồn]Trong sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1858-1920) có giới thiệu 5 bài thơ của Vũ Công Tự. Ở đây trích giới thiệu một bài:
|
|
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Sách tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992.
- Nhiều người soạn (Huỳnh Lý chủ biên), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1858-1920). Nhà xuất bản Văn Học, 1984.